Bầu cử Quốc_hội_Liên_bang_Đức

Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm, có thể kết thúc nhiệm kỳ sớm khi Tổng thống yêu cầu. Thủ tướng có thể yêu cầu Tổng thống giải tán Hạ viện sớm hơn quy định. Theo điều 67 và 68 về bỏ phiếu tín nhiệm và bất tín nhiệm, Hạ viện có thể không bị giải tán nếu bầu được Thủ tướng mới bằng đa số biểu quyết trong Hạ viện.

Điều 67 Bỏ phiếu bất tín nhiệm

  1. Hạ viện chỉ có thể bày tỏ sự thiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Liên bang bằng cách bầu ra một người kế nhiệm qua việc biểu quyết của đa số thành viên Hạ viện và yêu cầu Tổng thống Liên bang phế truất Thủ tướng Liên bang.Tổng thống Liên bang phải tuân thủ yêu cầu đó và chỉ định người được bầu.
  2. Có một thời hạn 48 giờ giữa lúc đề nghị và biểu quyết.

Điều 68 Bỏ phiếu tín nhiệm

  1. Nếu một đề nghị của Thủ tướng Liên bang cho một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm không được hỗ trợ bởi đa số thành viên của Hạ viện, Tổng thống Liên bang có thể giải tán Hạ viện trong vòng 21 ngày theo đề nghị của Thủ tướng Liên bang. Quyền giải tán sẽ mất hiệu lực ngay khi Hạ viện bầu ra một Thủ tướng Liên bang khác bằng biểu quyết của đa số thành viên Hạ viện.
  2. Có một thời hạn 48 giờ giữa lúc đề nghị và biểu quyết.

Trong lịch sử có 2 lần Quốc hội định bãi nhiệm Thủ tướng nhưng chỉ có 1 lần thành công năm 1982 khi Thủ tướng Helmut Schmidt (SPD) và được thay bằng Helmut Kohl (CDU).

Thủ tướng có thể đề nghị một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội. Nếu Thủ tướng liên bang thua trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, thì Thủ tướng liên bang sẽ mất đi một phần đa số ủng hộ trong chính phủ. Khi đó quyết định giải tán Quốc hội liên bang và bầu quốc hội mới sẽ nằm trong tay Tổng thống Liên bang. Tổng thống Liên bang có thể yêu cầu các đảng có đại diện trong Quốc hội liên bang tìm cách lập chính phủ mới.

Trong lịch sử Cộng hòa liên bang Đức chưa từng có một thất bại thật sự trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên đã 3 lần xảy ra thất bại đã được thỏa thuận trước: các nghị sĩ của các đảng trong chính phủ hoặc các bộ trưởng không bỏ phiếu để lật đổ chính phủ (1972, 1982, 2005). Cách thức này được tiến hành để có thể bầu được Quốc hội liên bang trước thời hạn, một việc mà theo quy định của Luật cơ bản không thể thực hiện được. Chỉ có thể thực hiện được cách thức này với sự chấp thuận của Tổng thống liên bang và không phải không có những ý kiến pháp lý tranh cãi xung quanh cách thức này.

Phân phối ghế trong Hạ viện

Phiếu bầu Bundestag:Lá phiều thứ nhất bên trái, là phiếu thứ 2 bên phải

Một nửa thành viên của Hạ viện 299 đại biểu được bầu trực tiếp tại 299 khu vực bầu cử 16 Bang (lá phiếu thứ nhất), nửa còn lại được bầu theo danh sách ứng viên các Đảng tại các bang (lá phiếu thứ hai).

Các Đảng phải có trên 5% số phiếu bầu mới được tham gia vào Hạ viện, hoặc có ít nhất 3 người được bầu trực tiếp, tránh tình trạng quốc hội bị phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Trong trường hợp sau các đảng nhỏ mà chỉ tập trung vào một khu vực được biệt đãi.

Danh sách Hạ viện các khóa

Phân phối ghế trong Bundestag (đầu phiên họp)
BundestagKhóaGhếCDU/CSUSPDFDPLiên minh 90/
Đảng Xanh
1
Cánh tả2Đảng Đức/AfDKhác
Sonstige
Bundestag lần thứ 11949–195340213913152–  –17633
Bundestag lần thứ hai1953–195748724315148–  –15304
Bundestag lần thứ 31957–19614972701694117
Bundestag lần thứ 41961–196549924219067
Bundestag lần thứ 51965–196949624520249
Bundestag lần thứ 61969–197249624222430
Bundestag lần thứ 71972–197649622523041
Bundestag lần thứ 81976–198049624321439
Bundestag lần thứ 91980–198349722621853
Bundestag lần thứ 101983–19874982441933427
Bundestag lần thứ 111987–19904972231864642
Bundestag lần thứ 121990–199466231923979817
Bundestag lần thứ 131994–1998672294252474930
Bundestag lần thứ 141998–2002669245298434736
Bundestag lần thứ 152002–200560324825147552
Bundestag lần thứ 162005–2009614226222615154
Bundestag lần thứ 172009–2013622239146936876
Bundestag lần thứ 182013–2017 6303111926364
Bundestag lần thứ 192017– 709246153806769922
  Liên minh cầm quyền

1 1983-1994 Đảng Xanh và 1990-1994 Liên minh 90, từ 1994 Liên minh 90/Đảng Xanh
2 1990-2005 PDS, 2005-2007 Cánh tả.PDS, từ 2007 Cánh tả
3 BP 17, KPD 15, WAV 12, Đảng Trung tâm 10, DKP-DRP 5, SSW 1, Độc lập 3
4 GB-BHE 27, Đảng Trung tâm 3

Phân phối ghế trong Bundestag (Đầu phiên).Đồ thị biểu thị tỉ lệ % trong Hạ viện. Đen: CDU/CSU, Đỏ: SPD, Vàng: FDP, Lục: Xanh, Hồng: PDS/Cánh tả, Nâu: Đảng Đức, Ghi: khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_hội_Liên_bang_Đức http://www.bundestag.de http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0... http://www.bundestag.de/bundestag/ausschuesse18/a0...